Tư Tưởng Ấn Độ Theo Dòng Lịch Sử
Là một học giả nổi tiếng phương Tây (nhận giải Nobel Hòa Bình 1952) nghiên cứu triết lý Ấn Độ, Albert Schweitzer đã phân tích và nêu lên sự khác biệt giữa triết học Ấn Độ và tư tưởng phương Tây để độc giả nắm bắt dễ dàng những điều uyên áo trong kho tàng tư tưởng Ấn Độ suốt theo dòng lịch sử từ kinh Veda ra đời cho đến ngày nay.
Tác giả rất tâm đắc khi khám phá ra điểm nổi bật: Sự pha trộn giữa tư tưởng vừa chối bỏ vừa chấp nhận cuộc sống và thế giới đã sản sinh ra nét đặc thù của tư tưởng Ấn Độ, đồng thời quyết định sự phát triển của nó.
Tác giả không mô tả chi tiết, chỉ phân tích giúp độc giả hiểu được nền triết học này nhìn nhận và đánh giá những rắc rối của cuộc sống như thế nào và nó đã làm gì để giải quyết những rắc rối ấy. Cuối cùng, Albert Schweitzer đi đến nhận định rằng cả hai dòng tư tưởng phương Tây và Ấn Độ đều chứa đựng những kho báu minh triết của con người; và hy vọng nhân loại sẽ sớm chào đón một dòng tư tưởng hoàn thiện hơn, mang đậm hơi thở nhân sinh, đồng thời ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần và đạo đức của con người.