Phục Hồi Kinh Tế Sau Khủng Hoảng Covid-19
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ khủng hoảng chưa từng thấy. Sự lây lan trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 cũng như biện pháp của các chính phủ để ngăn chặn sự lây lan này đang diễn ra với một quy mô chưa từng có. Khi chúng ta vật lộn với những tác động của giãn cách xã hội và tỷ lệ tử vong tăng cao, mọi người cần phải có các nguồn thông tin chính thống để hiểu rõ về cuộc khủng hoảng này.
Cuốn sách “Phục hồi kinh tế sau khủng hoảng COVID-19” được viết và xuất bản ngay giữa đại dịch, nhằm cung cấp sự hiểu biết chuyên môn về những gì đang diễn ra.
Tác giả cuốn sách là nhà kinh tế học Joshua Gans xem xét lại các vấn đề từ sự hỗn loạn nhất thời, để có một cái nhìn rõ ràng và hệ thống về cách các lựa chọn kinh tế đang được thực thi, nhằm đối phó lại với đại dịch COVID-19. Ông phác thảo các giai đoạn của nền kinh tế trong đại dịch, từ giai đoạn ngăn chặn đến giai đoạn thiết lập lại và cuối cùng là giai đoạn phục hồi và phát triển:
Giai đoạn đầu tiên là ngăn chặn. Giai đoạn này bao gồm ba bước:
- Bước đầu tiên là virus bùng phát và khả năng xuất hiện đại dịch toàn cầu phải được xác định;
- Bước tiếp theo là làm chậm lại và ngăn chặn virus lây lan: Đây là khi ta tiếp tục tìm hiểu nhiều hơn nữa về virus và bảo vệ các nguồn lực kinh tế khan hiếm. Có các hoạt động tập trung và quân sự để cải thiện năng lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Có kiểm soát giá và phân phối phù hợp. Và có những hạn chế chung về việc di chuyển và hành động. Tất cả những hành động này có khả năng cứu nhiều mạng sống và cuối cùng, bảo tồn nền kinh tế của chúng ta.
Mục tiêu lúc này là bằng cách nào đó, chúng ta tạm dừng nền kinh tế, để về sau, nó không bị dừng hẳn và cuộc sống có thể trở lại bình thường.
Giai đoạn tiếp theo là“thiết lập lại mọi thứ và bắt đầu lại từ đầu”: Nếu đại dịch COVID-19 được ngăn chặn thành công, giai đoạn thiết lập lại này giống như một bước chuyển sang nền kinh tế xét nghiệm. Trong nền kinh tế đó, chúng ta xét nghiệm rộng rãi để xác định ai là người an toàn để tiếp xúc. Chúng ta liên tục lặp lại việc này cho đến khi vắcxin được phân phối hoặc virus được ngăn chặn.
Và cuối cùng là “giai đoạn phục hồi từ đại dịch”: Chúng ta cần cân nhắc các vấn đề kinh tế liên quan đến việc dịch bệnh tái xuất hiện. Sẽ cần phải ưu tiên ai là người được giải phóng khỏi khu cách ly, vì không phải tất cả dân số đều an toàn để tiếp xúc. Để tái xuất hiện, chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với việc phân phối một số thứ nhất định - đáng chú ý nhất là các liều vắcxin - và sẽ cần xem xét cách phân bổ các nguồn tài nguyên khan hiếm đó.
Cũng trong lúc này, ta cần phải tạo ra những đổi mới. Những đổi mới rất cần thiết cho các xét nghiệm, phương pháp điều trị và vắcxin cho COVID-19, và cả cho chiến lược đối phó với các đại dịch trong tương lai.
“Phục hồi kinh tế sau khủng hoảng COVID-19”cung cấp thông tin khách quan từ góc nhìn kinh tế học, giúp người đọc thực sự hiểu rõ lý do đằng sau những giải pháp đang được tiến hành trên toàn cầu, nhằm mục đích dập tắt đại dịch và khôi phục lại cuộc sống bình thường, cả về khía cạnh xã hội lẫn khía cạnh kinh tế. Có rất nhiều bất ổn và sự không chắc chắn đang tồn tại, nhưng sẽ đến một thời điểm, tất cả chúng ta có thể cùng nhau khẳng định thế giới đã chiến thắng đại dịch. Và chiến thắng đó sẽ đi kèm với những bài học và sự cảnh giác, cũng như các kế hoạch dài hạn và toàn diện hơn, để một cuộc khủng hoảng tương tự không còn lặp lại.