Phật Giáo Và Khoa Học - Vưu Trí Biểu, Khenpo Sodargye
Phật giáo là một tôn giáo có lịch sử lâu đời, từ trước đến nay bị con người cho là đạo mê tín. Nhìn từ phương diện hình thức thì Phật giáo mang đậm màu sắc tôn giáo. Mọi người nhìn thấy tượng Phật mặc áo vàng, nghe qua tiếng kinh kệ chuông mõ, thì đã khẳng định là lạy tượng đất; nhìn vào đời sống của chư tăng trong chùa thì liền nói là tầng lớp ăn bám xã hội. Nào đâu biết được trong Phật giáo mỗi sự mỗi việc, điều có những căn cứ lý luận ý nghĩa riêng, chỉ là hệ thống lý luận này quá sâu sắc, không phải dăm ba câu là có thể giải thích tường tận ý nghĩa được, hơn nữa người nghe cũng cần có trình độ học vấn tương đương mới có thể nghe hiểu. Người nói Phật giáo là mê tín, thực ra chính họ đã phạm vào lỗi mê tín rồi, vì họ chưa từng nghiên cứu tường tận về Phật học, có người ngay cả những kiến thức đơn giản thông thường của Phật giáo cũng không biết, chỉ là người ta bảo sao nghe vậy, đây mới chính là mê tín, tin cuồng theo những lời nói xằng bậy của người khác.
Phật giáo có thể nói là tôn giáo, cũng có thể nói không phải là tôn giáo, vấn đề này phải xem bạn hiểu thế nào về hai chữ tôn giáo. Nếu như nói theo nguyên nghĩa của từ Religion, thì nó chỉ cho tôn giáo sùng bái một vị thần hoặc nhiều vị thần, thế thì Phật giáo căn bản không phải là một tôn giáo, vì Phật giáo không chủ trương thần quyền. Nếu hiểu Religion theo nghĩa rộng, phàm là đạo có sự tôn sùng, có sự giáo dục, thì điều được gọi là tôn giáo, như đạo Nho, đạo Lão... thì Phật giáo cũng có thể gọi là tôn giáo.
Từ sau khi khoa học phát triển, những tôn giáo hiểu theo nghĩa hẹp là sùng bái một vị thần hoặc nhiều vị thần, đã không trụ nổi trước sự công kích của khoa học, chỉ Phật giáo là không như vậy, khoa học càng phát triển, thì giáo nghĩa của Phật giáo càng phát huy rực rỡ. Những năm gần đây, Phật giáo khắp nơi trên thế giới ngày càng hưng thịnh, thật sự đang phát triển song song cùng khoa học.
Trích Lời nói đầu.
Nội dung tùy chỉnh viết ở đây