Từ trước đến nay, chúng ta chỉ biết đến một lối hiểu Cựu Ước đường mòn qua các “chuyên gia Kinh Thánh” (Bible de Jerusalem) đôi khi rất lạ lẫm khắc nghiệt mà vô tình biến Chúa thành “Thiên Chúa quái ác” (Dieu pervers) như trường hợp của đoạn nói về việc Abraham hiến tế Isaac. Cách hiểu Kinh Thánh của Marie Balmary - một nhà Phân tâm học thuộc phái “liễu yếu đào tơ” mẹ gia đình, có nghiên cứu về tiếng Hipri, một tín hữu sâu sắc, thì đương nhiên bổ sung, nhưng đôi khi cũng đối lập với các chuyên gia Kinh Thánh, toàn là cánh mày râu và đều là những người độc thân.
Ngày nay không ai có thể bỏ qua được chiều kích Phân tâm học (với những khái niệm vô thức, phối hợp, ái kỷ... ) mà không phạm sai lầm. Cách nhìn của Marie Balmary có phần sâu sắc và chính xác hơn (vả lại, đây cũng là cái nhìn của các tác giả Kinh Thánh, tất cả đều là người Do Thái như người cha đẻ của Phân tâm học vậy) dĩ nhiên đó không phải là lí do. Đọc Marie Balmary tôi mới thật sự cảm thấy hài lòng về cách hiểu Cựu Ước trong nhiều đoạn sách Sáng Thế như vườn Địa Đàng, sự sa ngã, cặp vợ chồng Abraham - Sara, việc vô sinh và đổi tên của Sarai, việc hiến tế Isaac và nhiều đoạn khác.
MỤC LỤC
Lời ngỏ |
11 |
Dẫn nhập |
13 |
Chương I. NHỮNG NGƯỜI CÓ TÍN NGƯỠNG VÀ VÔ TÍN NGƯỠNG NHỮNG TRÁI TIM GIỐNG NHAU |
27 |
Freud niệm thần chú |
27 |
Một đứa con trai bị trói buộc |
29 |
Người “nam - khoa học” chống lại người "nữ - tôn giáo” |
32 |
Những từ ngữ tương tự nơi Lacan |
35 |
Tại sao Abram lại đến Canaan? |
171 |
Con người trong suốt đến cả giới tính của mình |
174 |
Thiên Chúa được nhìn thấy. |
178 |
Oedipus mù lòa |
181 |
Chương VII. SARAI ĐƯỢC CHỮA LÀNH |
187 |
Tên Thiên Chúa là một nơi cho Lời xuất hiện |
188 |
Nơi mà sai lầm mang tính biểu tượng tái xuất |
189 |
"Hãy ra khỏi vận mệnh của mình” |
|
SÁCH CÙNG CHỦ ĐỀ
Khi người ta đề cập đến phân tâm học mà không thật sự biết rõ về nó, thông thường người ta hay nói đến hai khái niệm sau đây: vô thức và tính dục.
Thật vậy, đây là hai điểm cốt lõi nhưng phân tâm học rộng hơn thế rất nhiều, và cũng may là như vậy bởi chính điều đó cho phép phân tâm học trở thành một lí thuyết bao quát về sự vận hành tâm trí của con người trên phương diện xúc cảm.
(Trích lời giới thiệu, Khai tâm về phân tâm học, Jean-Noël Christine, Thân Thị Mận dịch, NXB Tri thức 2018).
Phân tâm học cũng không chỉ là các affect hay các xung năng. Phân tâm học, một mặt là một kĩ thuật chăm chữa - và Freud luôn luôn tuyên bố sự gắn bó của mình với lâm sàng, rằng chính lâm sàng đã dẫn ông đến việc hình thành nên lí thuyết - và đó cũng là một tập hợp lí luận vô cùng lớn, rất được đào sâu và có kết cấu chặt chẽ. Ông là người duy nhất cho đến ngày nay, theo quan điểm của chúng tôi, cho phép hiểu được các sức mạnh khuấy đảo con người (và, thường xuyên làm cho con người lạc lối), giải thích những sự điên rồ của con người (những tội ác đáng ghê tởm/khả ố, những cuộc chiến tranh đầy chết chóc, những dự án hoành tráng, những cuộc phiêu lưu điên rồ...) nhưng cả những thiên tài của họ và ông cũng là người duy nhất có khả năng cung cấp một đề xuất đầy đủ về tâm trí của con người và những gì cấu trúc nên bộ máy tâm trí đó.
Mục lục
Lời giới thiệu 7
I. Bộ máy tâm trí, một “cỗ máy” phức hợp 23
Cô Anna O… được trình bày bởi J. Breuer
Bài viết này mang tính nền tảng ở điểm nào?
II. Bộ máy tâm trí, một “cỗ máy” để quản lí các xung đột
Những sức mạnh/lực này là gì?
Xung năng, đời sống xung năng và giáo dục
III. Bộ máy tâm trí, một “cỗ máy” quản lí và điều chỉnh năng lượng
Khái niệm năng lượng và quan điểm năng lượng
Các kích thích
Dục năng (Libido)
Đầu tư/giải đầu tư (Investissement/Désinvestissement)
Các khái niệm năng lượng tự do và năng lượng liên kết,
quá trình liên kết, quá trình sơ cấp và thứ cấp
Nguyên tắc khoái cảm
IV. Bộ máy tâm trí và sự tổ chức của nó
Hệ thống Tri giác-Ý thức (hay hệ thống T-Y)
Định khu thứ nhất
Định khu thứ hai
Sự đối lập giữa xung năng tính dục,
xung năng tự bảo toàn và xung năng chết
V. Bộ máy tâm trí, cái giả tưởng và người khác
Vị trí của người khác
Một thế giới giả tưởng, thế giới của biểu tượng và của những hình thức vờ
VI. Tâm trí và tính dục
Tính dục trẻ em
VII. Bộ máy tâm trí, một “cỗ máy” để ham muốn
VIII. Sự hình thành bộ máy tâm trí
Ở cấp độ phát sinh loài
Ở cấp độ phát triển cá thể
IX. Tâm bệnh học 211
Khái niệm cấu trúc
Sự tiến triển của tâm bệnh học dưới góc nhìn của phân tâm học
Phân loại hiện nay của các cấu trúc tâm trí dưới góc độ phân tâm học
Phụ lục: Một số khái niệm cốt lõi khác
Tài liệu tham khảo
Tác giả Jean-Noël Christine
Nhà tâm lí học/phân tâm học người Pháp đã làm việc tại Việt Nam 6 năm. Trước khi trở thành nhà tâm lí học lâm sàng, ông từng có 30 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em trong vai trò một nhà giáo dục đặc biệt, trong đó có 20 năm làm việc với trẻ tự kỉ (hoặc trẻ có những rối loạn phát triển nghiêm trọng).
Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu bạn đọc !
Nội dung tùy chỉnh viết ở đây