Nhật Bản nổi tiếng là đất nước của những con người duy mĩ, duy tình. Yêu cái đẹp, tôn thờ cái đẹp đã trở thành một truyền thống của con người Nhật Bản. Cái đẹp đã trở thành đối tượng được biểu đạt một cách trân trọng, đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu của mĩ học, triết học và các ngành khoa học ở Nhật. Mĩ học Nhật Bản được xem bắt đầu định hình từ thời kì Heian với các quan niệm thẩm mĩ cơ bản như Yugen, Aware, Wabi, Sabi... Trải qua nhiều thời kì khác nhau, các quan niệm này có những biến đổi nhất định và khó có thể đưa ra một cách hiểu chính xác nhất. Việc nghiên cứu và tìm hiểu các tác phẩm bàn về đặc trưng mĩ học Nhật Bản sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm đến vấn đề này.
Với mục đích cung cấp cho độc giả nguồn tài liệu giá trị về mĩ học Nhật bản, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm trân trọng giới thiệu cuốn sách Mỹ học cổ điển Nhật Bản được lược dịch và xuất bản theo nguyên bản tiếng Nhật tác phẩm 幽玄.あはれ.さび của tác giả Onishi Yoshinori. Cuốn sách gồm hai quyển (hai phần):
Quyển một: Yugen và Aware khảo sát hai khái niệm Yugen và Aware trên góc độ mĩ học, đặt chúng trong mối quan hệ về mặt lí luận với các lí thuyết mới về phạm trù mĩ học, và triển khai các phạm trù mĩ học đó trong mối quan hệ tổng thể với toàn bộ lí thuyết mĩ học.
Quyển hai: Bàn về “Phong nhã” – Nghiên cứu khái niệm “Sabi” như một thử nghiệm nghiên cứu những vấn đề liên quan đến khái niệm “Sabi” từ góc độ mĩ học. Khái niệm “Phong nhã” được diễn giải một cách chi tiết theo nhiều cách, cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Cuốn sách này là một công trình có giá trị tham khảo lớn đối với các nhà nghiên cứu và độc giả có nhu cầu tìm hiểu về mĩ học cổ điển Nhật Bản. Để độc giả thuận lợi hơn khi tiếp nhận nội dung cuốn sách, chúng tôi xin lưu ý một số điểm sau đây:
– Một số từ ngữ không còn phù hợp với thực tế hiện nay nên chúng tôi xin phép lược và ghi chú trong sách là [...].
– Toàn bộ chú thích chân trang là của người dịch.
– Chúng tôi bổ sung phần Index để thuận lợi cho độc giả theo dõi các thuật ngữ khi cần thiết.
MỤC LỤC
Lời Nhà xuất bản.. 7
Lời giới thiệu.. 9
Quyển một: YUGEN VÀ AWARE.. 13
Lời tựa. 15
Phần một: Bàn về Yugen.. 17
Phần hai: Bàn về Aware. 123
Quyển hai: BÀN VỀ “PHONG NHÔ –
NGHIÊN CỨU KHÁI NIỆM”SABI”. 157
Lời tựa. 159
Dẫn nhập.. 161
Các vấn đề mĩ học trong lí luận về thơ Haiku (1). 173
Các vấn đề mĩ học trong lí luận về thơ Haiku (2). 209
Khái niệm “Phong nhã” và bản chất nghệ thuật của Haiku.. 224
Ý nghĩa phổ thông và ý nghĩa đặc thù của khái niệm “Sabi”. 239
Khái niệm “Sabi” như một phạm trù mĩ học (1). 257
Khái niệm “Sabi” như một phạm trù mĩ học (2). 267
Khái niệm “Sabi” như một phạm trù mĩ học (3). 271
Giới hạn thẩm mĩ của Sabi và giá trị thẩm mĩ của trà thất. 277
Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu.