Miền Tháp Cổ - Vũ Hùng

Thương hiệu: Đà Nẵng | Mã SP:
144.000₫ 180.000₫ Còn hàng

Đặt trước

Tác giả: Vũ Hùng

Hình thức: bìa mềm tay gấp, 292 trang,13,5 x 20,5 cm, 24 trang ảnh màu.

Thể loại: Văn hóa Việt Nam

Nhà xuất bản: Đà Nẵng, 2021

Gọi 0985.369.023 để được tư vấn miễn phí

Miền Tháp Cổ - Vũ Hùng

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Lời ngỏ

Vùng đất 160 năm “sổ sách chỉ chép tên suông”

Trầm tích Cu Đê

Người Xứ Quảng

Tản mạn về mẫu hệ Chàm

Mạch giếng Chàm

Những Man sách trong thế kỷ 19

Tứ chánh lương bằng tộc

Các dòng tộc bản xứ đất Đà Ly

Những bí ẩn của một tộc phả

Chuyện về vị Chánh biểu tộc Trà

Cội nguồn tiên tổ

Một dòng tộc mai một dần

Miền tháp cổ

Ngữ nghĩa địa danh Đà Nẵng

------

VỀ TÁC GIẢ VŨ HÙNG VÀ MIỀN THÁP CỔ

Anh Vũ Hùng là đồng môn tiền bối với tôi. Anh học khóa 1, tôi học khóa 9, khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Huế.

Khi tôi về Đà Nẵng làm việc, được giao nhiệm vụ thành lập tạp chí Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng, làm TBT trong gần 10 năm (2010 - 2019), thì anh Vũ Hùng là một trong những người tôi mời cộng tác từ những số đầu tiên của tạp chí này.

Hai bài viết anh gửi tôi, và tôi đã dành thời gian để biên tập và trao đổi với anh cho đến khi đồng thuận, rồi mới cho đăng trên tạp chí Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng, là bài: “Vùng đất 160 năm ‘sổ sách chỉ chép tên suông’” và bài “Trầm tích Cu Đê”, đã được Vũ Hùng đưa vào đầu tập biên khảo này.

Vũ Hùng là người Kinh, sinh trưởng ở Quảng Nam, nhưng những gì anh viết và xuất bản từ trước tới nay lại liên quan đến người Chăm, người Xơ-đăng, người Cor... trên vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Có lẽ là do anh tốt nghiệp chuyên ngành Dân tộc học và đã có nhiều năm gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền tây xứ Quảng.

Tuy nhiên, điều anh đau đáu và dành nhiều thời gian, trí lực để khảo cứu lại là những cộng đồng cư dân tiền trú, từng sinh tụ ở xứ Quảng nói riêng và trên dải đất miền Trung vào “thời kỳ trước Việt” (chữ của GS. Trần Quốc Vượng). Trong đó, người Chăm và di sản văn hóa Chăm hiện tồn ở Quảng Nam - Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế - vùng đất mà anh đặt tên là “miền tháp cổ” - là lĩnh vực anh tâm đắc nhất.

Tập sách này chính là thành tựu sau hơn 10 năm nghiên cứu của Vũ Hùng về những cộng đồng tiền trú trên mảnh đất này và những dấu vết của họ còn lưu lại ở “miền tháp cổ”. Trong đó người Chăm là cộng đồng lưu lại nhiều dấu vết trong sử tích, văn hóa, mỹ thuật và huyền thoại.

Nhận xét về cuốn MIỀN THÁP CỔ, nhà nghiên cứu trẻ Đổng Thành Danh, một người Chăm ở Ninh Thuận viết:

“Lần đầu gặp tác giả Vũ Hùng, khi anh có chuyến đền dã tại Ninh Thuận, bất ngờ và thú vị vì có người đam mê văn hóa Chăm. Lần này có được cuốn sách trên tay, đọc trọn vẹn các bài viết lại càng thấy đồng điệu với tác giả. Bởi vì ở đó văn hóa Chăm không chỉ là những bài viết khoa học với nhiều thuật ngữ hàn lâm, tác giả truyền tải nền văn hóa này thông qua văn phong mang tính tự sự thay vì học thuật khô khan. Đặc biệt công trình chủ yếu viết về Chăm Bắc (Quảng Nam, Đà Nẵng), nhưng có sự chia sẻ, so sánh và ít nhiều chạm vào các khía cạnh cụ thể của văn hóa Chăm Nam (Ninh Thuận, Bình Thuận). Các bài viết trong sách còn có tính phá cách, khi nó không chỉ nghiên cứu Chăm xưa mà còn đề cập trực tiếp đến những di sản Chăm đương đại. Đây là một cuốn sách đáng để xem, đáng để mà chiêm nghiệm. Cuốn sách thật sự đưa mỗi người đọc đi vào những “Miền Tháp Cổ” của riêng mình.

Còn nhà báo Hoàng Hằng, khi điểm cuốn MIỀN THÁP CỔ in lần thứ nhất thì nhận xét:

“Với lối viết thật nhẹ nhàng, ông dẫn dắt người đọc đi qua những vùng đất, bắt đầu từ Đà Nẵng, với sông Cu Đê, những giếng Champa, tháp Dương Bi ở Chiêm Sơn... của quê hương ông. Xứ Quảng, miền đất Chàm xưa mà dấu vết còn soi trên bóng tháp, lặng lẽ trong từng huyết quản, ẩn trong lòng người. Một thời sừng sững khắp miền Trung, nay chỉ còn rơi rớt những ngọn tháp lẻ loi giữa đất trời, như hồi quang của một thời vàng son, gợi lên bao suy ngẫm hưng phế tồn vong. Đi qua những miền tháp cổ để rồi từ đó ông xác định: "165 năm (1306 - 1471) trừ 5 năm (1402 - 1407) Đại Việt tương đối quản lý thực sự vùng đất từ Nam Hải Vân đến sông Thu Bồn, 160 năm còn lại chỉ thuộc Đại Việt trên danh nghĩa".

Trong khi đó, TS. Lưu Anh Rô, một hậu bối, cũng là đồng nghiệp của Vũ Hùng thì bình luận:

“Miền tháp cổ không chỉ là sự góp nhặt những mảnh vỡ của phế tích đền tháp trên hành trình qua miền tháp cổ của họ Vũ mà còn ở từng trang viết, đan xen giữa suy ngẫm và cảm xúc, quá khứ và hiện tại, hoài nghi và dự cảm, tiếc nuối và trăn trở cho lịch sử, văn hóa Việt - Chàm tại xứ Quảng... Vũ Hùng đã tạo nên chiều sâu của sự suy tưởng, đặt người đọc trong tâm trạng phải phản tỉnh chính mình. Với cách hành văn rất riêng, kết hợp với bút ký điền dã, tác giả đã đan cài giữa sự chiêm nghiệm tri thức khoa học lịch sử, với dân tộc học và tri thức dân gian... càng tạo nên hấp lực cho người đọc. Vũ Hùng đã sử dụng các thư tịch cổ để luận giải, giải mã những phát hiện điền dã về mối quan hệ Việt - Chàm, về những “hư truyền” và “dã sử” với thực tế lịch sử bằng nhiều vấn đề gợi tính tò mò: Liệu vua Trần có “gả con gái” cho các tù trưởng của Chiêm Thành không, trường hợp Phan Công Thiên được đề cập trong cuốn “Đà Sơn - Đà Ly phổ chí” liệu có liên quan đến chi tiết mà chính sử Việt Nam đã đề cập về giao hảo với một tù trưởng của Chăm trong tinh thần “hợp tác”, “giáo hóa” của Đại Việt? Liệu trong các tù binh Chăm được đưa về Thăng Long để lập nên làng Chăm tại đó, có sự hiện diện của người Chăm xứ Quảng? Phải chăng tên gọi Đa Gia Ly là xuất phát từ việc vua Lý bắt những binh sĩ Chàm về Thăng Long cho định cư tại đây và cho “lấy tiếng Chiêm đặt tên là Đa Gia Ly, sau gọi sai thành “Bà Già” mà nguyên quán có thể là xứ Đà Ly tại Đà Nẵng? Vì sao các “man, sách” lại là địa bàn cư trú của người Chăm lẫn trong các khu dân cư Việt trải khắp miền Trung? Câu Chiêm hay “Cu Chiêm”, Câu Đê hay “Cu Đê”? Họ Phan và họ Phạm có phải là họ thuần Việt hay chỉ là những người Chăm có họ Việt? Vì sao người Chăm ở Bình Định lại “hay ký ngụ quê vợ, quê mẹ, ít tụ tập theo gia tộc, dân gian không có nhà thờ họ”? Tại sao số một số vùng tại Quảng Nam có việc “Các lễ tang ma cưới xin cũng đều tùy theo lực từng nhà, nhưng hôn lễ thì phần nhiều là đi ở rể, mà chỉ một số ít người làm được lễ đón dâu”? Tại sao sau gần hàng ngàn năm các giếng Chăm “vẫn ăm ắp dòng nước ngọt trong lành”?... chỉ cần như vậy cũng đã khiến chúng ta muốn cầm lấy sách này.

Có thể nói, việc sử dụng khá nhuần nhuyễn sự kết hợp giữa bút pháp khảo cứu khoa học với thể loại “bút ký khảo sát”, Vũ Hùng đã làm cho nhiều đoạn văn, trong các bài viết của anh bay bổng, tha thiết song vẫn đủ độ “tĩnh” cần thiết của một người nghiên cứu lịch sử. Tôi thích cách thể hiện của anh trong nhiều bài viết của tập sách này, như khi anh viết về một người bạn học cũ, trong một lần đến địa điểm khai quật phế tích đền tháp Chàm ở làng Phong Lệ: “Tôi không thể biết ông bạn đang suy nghĩ gì, nhưng với tôi trong ông bạn xưa ấy có bóng dáng chủ nhân của ngôi tháp cổ ngàn năm tuổi từng sừng sững nơi đây. Người bạn ấy trở nên quý lạ thường, như những hiện vật sa thạch sứt mẻ không còn nguyên vẹn ẩn sâu dưới lòng đất cả ngàn năm vừa phát lộ”. Hay viết về Mạch giếng Chăm anh có đoạn: “Nhiều giếng Chàm từng gắn với cư dân cổ và thánh lễ tại các đền tháp trên ngàn năm tuổi nay đã biến mất, nhưng những giếng còn lại như ở Nam Ô và Miếu Bà (Khuê Trung), mạch ngầm bí ẩn vẫn chảy, vẫn ăm ắp dòng nước ngọt trong lành cho dù hạn hán khô kiệt, nguồn nước ngầm suy giảm làm cho các giếng mới chung quanh khô cạn hay nhiễm phèn”

Ai đã từng đi qua miền Trung - Miền tháp cổ - không gian còn lưu đậm dấu tích của người Chàm và nhìn những tháp Chàm u mặc, bền bỉ, trơ gan cùng tuế nguyệt. Ai đã từng u hoài nhìn mưa bay trên từng tháp cổ, từng hoang man tự hỏi về sự giao thoa văn hóa Việt - Chàm trong lịch sử nay còn lại những gì?... Sự thiếu vắng của mảng đề tài lịch sử đó như hàng vạn viên gạch Chàm hiện hữu trong các tòa tháp cổ, mà mỗi viên là hiện thân của một điều kỳ bí ấy, thì mới nhận ra rằng: Vũ Hùng đã kịp nhặt cho mình một số viên gạch Chàm bí ẩn ấy và giải mã cho chúng ta hiểu về chúng một cách thật thú vị. Đó cũng chính là điều tôi nhìn thấy từ Miền tháp cổ này!”

Còn tôi, người được anh chọn để đọc lại bản thảo MIỀN THÁP CỔ mới, với lời nhắn nhủ: “Nhờ Sơn ra soát, bổ túc, hiệu chỉnh những chỗ chưa chuẩn”, thì thấy rằng:

Đây là một cuốn sách của một người trí thức, có một “tư duy khác thường” khi nhìn nhận về vấn đề cộng sinh giữa các tộc người trên dải đất Quảng Nam - Đà Nẵng và trên cả khúc ruột miền Trung. Từ đó Vũ Hùng đã có những nghiên cứu, tìm tòi, đánh giá rất độc đáo và thú vị trong các biên khảo tập thành cuốn MIỀN THÁP CỔ.

Và, là một cuốn sách rất… rất… rất ĐÁNG ĐỌC.

TRẦN ĐỨC ANH SƠN

*****

MIỀN THÁP CỔ tái bản lần này có bổ sung 3 biên khảo mới, cùng nhiều ảnh tư liệu.

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây
Chất lượng hàng đầu
Chất lượng hàng đầu

Cam kết tất cả sản phẩm chính hãng 100%

Giao hàng siêu nhanh
Giao hàng siêu nhanh

Chúng tôi cam kết giao hàng trong 24h

Mua hàng tiết kiệm
Mua hàng tiết kiệm

Giảm giá & khuyến mãi với ưu đãi cực lớn

Hỗ trợ online 24/7
Hỗ trợ online 24/7

Gọi ngay 0985.369.023 để được tư vấn

Gọi cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Xem địa chỉ doanh nghiệp