Trường Phái Trung Quán Thời Kỳ Đầu Ở Ấn Độ Và Trung Quốc
"Tác phẩm này của Giáo sư Robinson đã giúp độc giả giới hạn vấn đề nghiên cứu, khái quát kỹ thuật phiên dịch và phân tích những điểm khó hiểu của văn bản trong quá trình phiên dịch và giải thích. Tác giả đã thành công trong việc nghiên cứu những phương tiện tiếp cận một cách hiệu quả hiện nay trong lĩnh vực logic, triết học, ngôn ngữ học và phân tích triết học.
Robinson đã nhận ra sự kết nối và chuyển giao giữa hai nền văn hóa, bộ phận thuộc tư tưởng Ấn Độ và bộ phận thuộc tư tưởng Trung Quốc; nhiều loại hình văn hóa không hoàn toàn được hấp thu cũng không hoàn toàn bị đào thải. Trên thực tế, chúng ta cần phải khảo sát những nghiên cứu chuyên sâu trước đây mới có thể hoàn toàn giới hạn những giả thiết về hình thức chuyển giao văn hóa này.
Robinson đã tìm ra nguồn gốc xuất phát các bộ luận của trường phái này ở mặt luận lý, đặc biệt là thuật ngữ chuyên môn; tìm hiểu ý nghĩa tương đương trong tư tưởng Ấn Độ, ý nghĩa từ từ và ngôn ngữ liên quan đến quan điểm của thế gian thông thường và hình thức nhận thức trong môi hình Phật giáo Ấn Độ. Chẳng hạn như niềm cảm hứng mang tính biện giải được phát triển trong luận điển; ngược lại ở Trung Quốc chỉ phục vụ tính nho nhã và nghệ thuật của văn học, nhưng trở nên khó hiểu qua quá trình chiếm dụng để đưa vào truyền thống văn học của họ. Điều cần chú ý là những đoạn phiên dịch của Robinson cho thấy chỗ thiếu sót trong sự phát triển mang tính hệ thống của những học giả chuyên ngành giải thích văn bản cổ và những triết gia. Tác giả đã khảo sát cẩn thận và chỉ ra những chỗ có vấn đề không những trong quá trình phiên dịch, mà còn tạo thành những chủ đề tồn tại trong thảo luận không hồi kết lúc bấy giờ." - Arthur E. Link, University of British Columbia
[...]
"Đây là một tác phẩm trình bày rất rõ về tư tưởng trường phái Trung quán do luận sư Long Thọ người Ấn Độ sáng lập và sau đó được truyền bá sang Trung Quốc. Tư tưởng không tánh là giáo lý trọng tâm của trường phái Trung quán lần đầu tiên được Cưu-ma-la-thập giới thiệu một cách chi tiết ở Trung Quốc. Tác giả đã phân tích các tài liệu được viết lại sau 15 năm Cưu-mala-thập đến Trung Quốc, cho thấy chỗ đã hiểu và chưa hiểu đối với tư tưởng Trung quán ở đây. Trong đó các tác phẩm của Huệ Viễn, Tăng Duệ và Tăng Triệu là cơ sở tư liệu chủ yếu của công trình nghiên cứu này. Phần phụ lục bao gồm 10 tư liệu hỏi và đáp về tư tưởng Không tánh, giới thiệu về bản dịch các bộ luận từ tiếng Ấn Độ của trường phái này.
Tác phẩm này dành cho những độc giả muốn tìm hiểu về tư tưởng Trung quán tông và tiến trình truyền bá đến Trung Quốc. Cách trình bày rất tốt và dễ đọc, tuy nhiên chúng ta cần phải đặc biệt chú ý đến phần tư tưởng triết học của luận sự Long, Thọ để hiểu được toàn bộ nền tảng của trường phái này." - J. H.P.
Tác giả
Richard H. Robinson sinh (1926-1970) tại Alberta, Canada, tốt nghiệp Cử nhân tại Đại học Alberta vào năm 1947. Sau đó ông rời Canada tiếp tục theo học ở Đại học London vào năm 1950, ở đây ông đã học các ngôn ngữ phương Đông như tiếng, Phạn, Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng. Về lại Canada vào năm 1954, Richard H. Robinson đã giảng dạy ở Khoa nghiên cứu Châu Á của Đại học Toronto, sau đó hoàn thành học vị tiến sỹ tại Đại học London vào năm 1959. Là một nhà nghiên cứu uyên bác, Richard H. Robinson đã giảng dạy triết học Ấn Độ, Phật giáo, tiếng Phạn, tiếng Pali, Phật giáo Trung Quốc và văn minh Ấn Độ. Năm 1962, ông đã xây dựng và vận hành chương trình tiến sỹ Phật học đầu tiên ở Hoa Kỳ; đồng thời còn đảm nhiệm chủ tịch Khoa nghiên cứu Ấn Độ học và giám đốc Trung tâm ngôn ngữ Ấn Độ ở Đại học Wisconsin. Các học trò của ông sau khi tốt nghiệp đã tham gia đóng góp rất lớn trong những lĩnh vực này.
Tác phẩm chính:
- The Buddhist religion.
- Early Madhyamika in India and China
- The Easterns Buddhist
Không Tánh Của Không Tánh - Tư Tưởng Trường Phái Trung Quán Thời Kỳ Đầu Ở Ấn Độ
Trung Quán tông là một trường phái tư tưởng Phật giáo xuất phát ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ II và III Tây lịch, ảnh hưởng trực tiếp từ phong trào phát triển Phật giáo Đại thừa. Bằng một tiếp cận mới trong phương pháp nghiên cứu, tác phẩm không tánh của không tánh (Emptiness of Emptiness) khảo sát lại giáo nghĩa Trung Quán và trình bày những phê phán của trường phái này một cách tinh tế và thuyết phục hơn đối với tất cả các quan điểm triết học, cũng như phương pháp giải thích của phương Tây.
Dựa vào những nguồn tư liệu nghiên cứu có trước bằng tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng, tác phẩm này kiểm chứng triết học giải thoát từng tồn tại những giá trị thiết thực trong nghiên cứu và tu tập ở Châu Á. Đánh giá ý nghĩa triết học của trường phái Trung Quán, tác giả đã khẳng định sức mạnh phê phán phản tỉnh của những tiền đề thuộc phương pháp luận, cũng là giáo nghĩa trọng tâm của tư tưởng Trung Quán thời kỳ đầu ở Ấn Độ.
Với phương pháp phân tích tự giải thể kết cấu của Long Thọ và những vị luận sư đương thời đã xây dựng nên một luận chứng triết học khai trí, cung cấp phương tiện thảo luận về các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa khách quan và chủ nghĩa lý tính – cũng là những vấn đề biện luận triết học tinh túy hiện nay của phương Tây.
Tác phẩm này còn bao gồm bản dịch đầu tiên đối với tác phẩm Nhập trung quán luận (The Entry into the Middle Way) của luận sự - Nguyệt Xứng (Candrakĩrti), đồng thời còn kèm theo nhiều chú thích và phê bình nghiên cứu ở phương diện văn bản học.
Motilal Banarsidass Publishers
Tác giả C. W. Huntington (1949 - 2020) tốt nghiệp tiến sỹ ở Đại học Michigan và giảng dạy triết học ở Khoa Phật học thuộc Đại học Antioch, đồng thời còn đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học Hartwick, New York. Những bài viết giá trị của ông được xuất bản trên những tạp chí lớn như Philosophy East and West, The Journal of Indian Philosophy và The Encyclopedia of Indian Philosophies. Tác phẩm tiêu biểu: Emptiness of Emptiness, Maya và What I Don't Know About Death.
Tỷ-kheo Geshe Namgyal Wangchen học tại tu viện Drepung ở Lhasa, sau đó đến Ấn Độ tị nạn vào năm 1959 và đảm nhiệm vai trò Thư viện trưởng ở Tibet House tại New Delhi rất nhiều năm. Ngài từng hoằng Pháp và định cư ở London, đồng thời là Viện trưởng của Học viện Mañjusrĩ ở đây, hiện nay đang điều hành và giảng dạy ở tu viện Drepung tại Ấn Độ. Tác phẩm tiêu biểu: Awakening the Mind: Basic Buddhist Meditations, Awakening the Mind of Enlightenment, Step by Step: Basic Buddhist Meditation.
Nội dung tùy chỉnh viết ở đây