1. Triết Học Tự Nhiên
Triết học tự nhiên là lý luận triết học về tự nhiên, suy xét trên phương diện triết học các vấn đề tồn tại của tự nhiên. Đối tượng nghiên cứu của môn triết học tự nhiên là các tính chất chung của bản thể tự nhiên, khung cảnh tự nhiên, đưa ra quan điểm tổng quát về giới tự nhiên và quan hệ của con người với tự nhiên.
Đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên cũng là tự nhiên. Nhưng tự nhiên bị chia thành từng bộ phận hoặc từng lĩnh vực. Tự nhiên trong khoa học tự nhiên là tự nhiên đã có sẵn, không có vấn đề gì phải nghi ngờ về sự tồn tại của nó. Khác với khoa học tự nhiên, triết học tự nhiên nghiên cứu khảo sát trên phương diện tổng thể của giới tự nhiên không rời. Triết học tự nhiên khảo sát. Không dừng lại ở tính có sẵn, mà dựa vào phương thức lý tính và tư duy của con người để xuyên qua thế giới hiện tượng đi sâu tìm bản chất của giới tự nhiên. Bởi vậy triết học tự nhiên dùng phương pháp kết hợp giữa thực chứng của khoa học với tư biện của tư duy - đó là phương pháp biện chứng thống nhất. Với tư duy của triết học tự nhiên, tự nhiên được đặt ra ở tầm khái quát cao hơn.
Để làm sáng rõ hệ thống lý luận của triết học tự nhiên, cuốn sách đi từ các thuyết tồn tại đến vận động, từ tự nhiên nhân tạo đến các thuyết giá trị của tự nhiên của các học giả xưa nay.
2. Triết Học Khoa Học
Trong cuộc tranh cãi kéo dài hàng nghìn năm nay, các nhà triết học khoa học, tức là những người đề ra phương pháp luận cho nghiên cứu, hết đưa ra giả thuyết này lại giả thuyết khác, cái này đổ, cái khác mọc lên. Nhưng nhờ có những cuộc tranh cãi của các học giả đó mà tư duy con người luôn luôn được đổi mới, đưa ra nhiều câu hỏi để lật đi lật lại, đặt ra nhiều giả thuyết, giả chứng, “tự phê phán” không để cho đầu óc bị xơ cứng.
Đây là điều kiện đầu tiên của học sinh, sinh viên khi khi ngồi trên ghế nhà trường và bước vào đời. Nhìn ra các nước, như ở Âu - Mỹ, Nhật Bản các sách về triết học khoa học là những sách được trí thức, sinh viên ưa chuộng nhất, tìm đọc nhiều nhất.