CẠNH TRANH TRONG THỜI ĐẠI AI
(Competing in the Age of AI)
“Chúng tôi đã cho rằng chúng ta sẽ có thời gian nhất định để phát triển thế hệ nhà lãnh đạo mới có thể đi theo thế giới số xuyên suốt nền kinh tế và thấu hiểu những năng lực cũng như vấn đề đạo đức cần thiết cho sự chuyển đổi. Tuy nhiên, Covid-19 đã không cho chúng ta sự “xa xỉ” đó. Mọi cơ quan, tổ chức trên hành tinh này hiện đang bị buộc phải số hóa bất cứ quy trình nào có thể, và thực hiện nhanh chóng tới mức có thể”
Trong mọi ngành nghề, các quy trình do AI điều khiển đang liên tục làm thay đổi một cách mạnh mẽ bản chất các công việc, cách mạng hóa cách thức các tổ chức cạnh tranh và hoạt động.
Với sức mạnh về hệ thống hóa và phân tích dữ liệu, AI được xem như bộ não trung tâm của tổ chức, định hình cũng như định nghĩa lại toàn bộ hệ thống.
Bằng dữ liệu và phân tích chuyên sâu, Marco Iansiti và Karim R. Lakhani cho thấy cách thức tái tạo công ty trên nền tảng AI để có thể loại bỏ những hạn chế truyền thống về quy mô, phạm vi và khả năng thích ứng. Các tổ chức lấy AI làm trung tâm mở ra những cách thức mới mẻ, nắm bắt và chia sẻ giá trị một cách hiệu quả — và đang đạt được sự tăng trưởng không ngừng trên nhiều ngành công nghiệp.
Từ những thông tin và phân tích cụ thể từ Airbnb đến Ant Financial, Microsoft đến Amazon, cuốn sách cho thấy cách các quy trình do AI điều khiển có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn rất nhiều so với các quy trình truyền thống, cho phép các công ty vượt qua ranh giới ngành và tạo cơ hội mạnh mẽ cho việc thích ứng phát triển trong thời đại AI. Khi bỏ qua được các ràng buộc vận hành truyền thống, bạn sẽ bước vào một giai đoạn phát triển hoàn toàn mới, ở đó các mô thức và các cơ hội mới mở ra.
Huyễn Tưởng Về Trí Tuệ Nhân Tạo
Loài người đang bước vào kỷ nguyên máy móc, thời đại của Dữ liệu lớn, chứng kiến những khả năng siêu phàm mà máy tính đạt được: sở hữu bộ nhớ hoàn hảo, khả năng thu thập, xử lý và truy xuất lượng thông tin khổng lồ với tốc độ nhanh chóng mặt. Điều này đã khiến nhiều người lo sợ cho tương lai của nhân loại, một nỗi sợ hãi được bồi thêm và kích động bởi hàng loạt tên sách và phim ảnh giật gân.
Nhưng, bằng những lập luận, bằng chứng thông minh, dí dỏm từ các ví dụ thực tiễn trong kinh tế, chính trị, thống kê xã hội học, Gary Smith sẽ chứng minh cho chúng ta thấy, nỗi lo sợ đó đầy màu sắc huyễn tưởng.
Bởi khả năng xử lý của máy tính không liên quan đến việc liệu chúng có thể thực sự suy nghĩ như con người. Máy tính không có tư duy phản biện, chúng chỉ tuân theo lệnh lập trình sẵn. Máy tính không lập luận, đánh giá được dữ liệu là đúng hay sai.
Thiếu đi trí thông minh của con người trong việc diễn giải ý nghĩa của dữ liệu, máy tính không thể đánh giá liệu các mối tương quan mà chúng tìm ra có ý nghĩa hay không, và chúng hoàn toàn có khả năng mắc những sai lầm rất lớn.
Vậy nên, trong kỷ nguyên này, mối nguy thực sự không phải là máy tính thông minh hơn con người, mà là chúng ta nghĩ rằng máy tính thông minh hơn con người, do đó tin tưởng máy tính sẽ đưa ra các quyết định quan trọng cho chúng ta.
Thông tin tác giả
Gary Smith là Giáo sư trường Cao đẳng Pomona, Mỹ. Ông tham gia rất nhiều dự án nghiên cứu vạch ra sự đáng ngờ trong việc sử dụng dữ liệu trong phân tích thống kê.
Ông là tác giả của 8 cuốn sách giáo khoa, 7 cuốn sách thương mại, gần 100 bài báo học thuật và 7 chương trình phần mềm về kinh tế, tài chính và thống kê. Ngoài việc giảng dạy tại trường Cao đẳng Pomona, ông còn là chuyên gia phân tích và tư vấn kinh tế.
Các cuốn sách nổi tiếng khác của ông như Standard Deviation: Flawed Assumptions (Độ lệch chuẩn: Giả định sai lầm), Tortured Data (Dữ liệu bị tra tấn) cũng cảnh báo về những nguy cơ nhầm lẫn giữa tương quan và nhân quả trong phân tích thống kê.
ĐỌC THỬ