Chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) là một trào lưu văn hóa liên ngành, ra đời vào thập niên 70 của thế kỷ XX tại Tây Âu và Bắc Mỹ, sau đó phát triển lan rộng sang các khu vực còn lại của thế giới. Với tính chất liên ngành và sự thâm nhập, ảnh hưởng đa dạng trong triết học, khoa học, nghệ thuật và thực tiễn xã hội, chủ nghĩa hậu hiện đại có nhiều diện mạo khác nhau, có thể dễ dàng bắt gặp khá nhiều lĩnh vực nghiên cứu, sáng tác nghệ thuật, thực tiễn xã hội đi kèm với khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại hoặc hậu hiện đại, chẳng hạn chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học, trong kiến trúc, trong hội họa, trong điệnảnh, trong các khoa học xã hội và nhân văn, trong triết học, trong thực tiễn chính trị, văn hóa, giáo dục, lối sống.v.v.. Nếu cho từ khóa “postmodernism” vào trang tìm kiếm của Google thì trong 0,05 giây, khoảng 2.670.000 địa chỉ có liên quan được tìm thấy. Điều này cho thấy có sự quan tâm khá lớn đối với chủ nghĩa hậu hiện đại từ nhiều góc độ Trong lĩnh vực khoa học, chủ nghĩa hậu hiện đại ngay từ khi xuất hiện cho đến nay, đã có sự phát triển và ảnh hưởng khá rộng tới các khoa học xã hội và nhân văn, thực tiễn xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới.
SÁCH CÙNG CHỦ ĐỀ
CLICK VÀO HÌNH ẢNH ĐỂ ĐẶT SÁCH

Lyotard chủ trương sự cần thiết của một quan niệm công bằng về sự truyền thông, trong đó không chỉ cho phép tồn tại mà còn bảo vệ sự đa dạng (những dị biệt và bất-đồng thuận), có thể liên tục phá vỡ sự đồng thuận tạm thời.
“Quyển sách mang tính chất của một cương lĩnh. Nó mô tả sự biến chuyển từ Hiện đại sang Hậu-hiện đại: về phương diện xã hội học, những biến đổi nhanh chóng của xã hội tất yếu dẫn đến sự khủng hoảng về “tâm trạng” và hình thành nên một tâm thức mới: tâm thức hậu hiện đại; về phương diện triết học, các hình thức “hợp thức hóa” cho khoa học cũng lâm vào tình trạng bế tắc, đặt ta vào một hoàn cảnh mới: hoàn cảnh hậu hiện đại, cần được giải quyết về mặt khoa học luận và triết học”.
“Đó là một nỗ lực mới nhằm thức tỉnh trước những nguy cơ và cám dỗ để tiếp tục suy tưởng và kiến tạo những hình thức mới, phù hợp hơn để “cứu vãn” và bảo vệ những giá trị đích thực của Hiện đại: sự tự do và sự khai phóng của cá nhân.”
Mục lục
Dẫn nhập
1. Trường nghiên cứu: Tri thức trong các xã hội tin học hóa
2. Vấn đề: Sự hợp thức hóa
3. Phương pháp: Các trò chơi ngôn ngữ
4. Bản tính của mối liên kết xã hội: Giải pháp hiện đại
5. Bản tính của mối liên kết xã hội: Viễn tượng hậu hiện đại
6. Dụng học của tri thức tự sự
7. Dụng học của tri thức khoa học
8. Chức năng tự sự và sự hợp thức hóa tri thức
9. Các đại tự sự để hợp thức hóa tri thức
10. Sự giải-hợp thức hóa
11. Sự nghiên cứu và sự hợp thức của nó thông qua tính hiệu quả thực hiện
12. Giáo dục và sự hợp thức của nó thông qua tính hiệu quả thực hiện
13. Khoa học hậu hiện đại như sự tìm kiếm những cái bất ổn định
14. Hợp thức hóa thông qua sự nghịch biện
Danh mục tác phẩm của J. F. Lyotard theo thứ tự thời gian
Nội dung tùy chỉnh viết ở đây