'Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên': Cẩm nang cho người trẻ
Mục lục
Lời giới thiệu: Những câu trả lời
Phần 1: Những ước mơ và hi vọng
Chương 1. Phải làm sao nếu tôi không biết
mình muốn gì?
Chương 2. Làm thế nào để tôi tìm được niềm đam mê?
Chương 3. Khi nào tôi phải từ bỏ ước mơ của mình?
Chương 4. Phải làm sao nếu tôi không đạt được
những gì mình muốn khi đến độ tuổi tôi nghĩ
mình sẽ đạt được chúng?
Chương 5. Làm thế nào để tôi bắt đầu lại từ đầu?
Hay, Phải làm sao nếu tôi mất nhiều năm trời
làm việc vất vả và nhận ra mình đã phạm sai lầm?
Phần 2: Các mối quan hệ tình cảm
Chương 6. Tại sao tôi gặp khó khăn trong việc
gặp gỡ mọi người
Chương 7. Sự rung động quan trọng đến mức nào?
Chương 8. Làm thế nào biết được mình đang hẹn hò
với Nửa Còn Lại của mình?
Chương 9. Làm thế nào để biết được mình chỉ đang
trải nghiệm hay mình thực sự đồng tính hoặc
lưỡng tính?
Phần 3: Cuộc sống công việc
Chương 10. Tôi phải cân nhắc giữa làm việc mình thích
và kiếm đủ tiền như thế nào?
Chương 11. Tôi sẽ luôn ghét phải đi làm ư?
Chương 12. Khi nào tôi nên bỏ việc?
Chương 13. Phải làm sao nếu tôi muốn thay đổi
hoàn toàn định hướng nghề nghiệp?
Chương 14. Tôi có nên quay trở lại trường học?
Hay, Trường học có phải là một sự lãng phí?
Phần 4: GIA ĐÌNH, BẠN BÈ, VÀ NHÀ CỬA
Chương 15. Tại sao thật khó để sống một mình?
Chương 16. Phải làm sao nếu tôi cảm thấy mình “bế tắc”?
Chương 17. Tại sao thật khó để tìm bạn?
Chương 18. Phải làm sao nếu tôi và bạn bè
đang dần xa cách?
Chương 19. Làm thế nào để ngừng so sánh bản thân
với những người khác?
Chương 20. Tôi có nên dọn về sống với bố mẹ
hay không?
Phần 5: CÁ TÍNH
Chương 21. Tại sao tôi không thể đối mặt
với tuổi trưởng thành
Chương 22. Phải làm sao nếu cuộc sống của tôi
có vẻ tẻ nhạt và vô nghĩa?
Chương 23. Làm thế nào để tôi ngừng cảm thấy quá tải?
Chương 24. Khi nào tôi sẽ hết sợ và bắt đầu mong đợi
sự trưởng thành?
Chương 25. Phải làm sao nếu tôi không thích chính mình?
Hay, Có bao giờ tôi được hạnh phúc?
Kết luận
Lời cảm ơn
4) Điểm nhấn
Điều quan trọng nhất mà tôi muốn nói với các bạn ở đây là so sánh cuộc sống của bản thân với cuộc sống của người khác là một việc hoàn toàn vô nghĩa, vì cuộc sống của người đó chưa chắc đã giống như những gì bạn nghĩ.
[…]
Người tuổi 20 không nói với người khác về những mảng tối trong cuộc sống của mình. Chúng ta cực kì điêu luyện trong việc giả vờ, khiến cho mọi người cảm thấy như chúng ta đang sống rất yên ổn, như thể cuộc sống của chúng ta chỉ toàn sóng yên biển lặng. […] Nên nếu bạn so sánh chính mình với họ trong khi bạn chỉ nhìn thấy phần nổi mà họ thể hiện là một việc không công bằng với bản thân bạn. Giống như Teale Dotson, một trong số các hướng dẫn viên trong cuốn sách này, đã nói, “Đừng cảm thấy như thể bạn phải ganh đua với nhà Jones, nhà Jones đang nợ chồng chất vì ganh đua với nhà Smith!”.
(Trích Chương 19. Làm thế nào để ngừng so sánh bản thân với những người khác?, “Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên, Alexandra Robbins, NXB Tri Thức 2016)
Thông qua tác phẩm, tác giả Alexandra Robbins giúp độc giả hiểu rõ hơn về khủng hoảng ở tuổi thành niên và cách chế ngự vấn đề này thông qua những câu chuyện sinh động.
Thuật ngữ "khủng hoảng tuổi thành niên" là một khái niệm còn mới mẻ trên thế giới. Đây là giai đoạn mà các nhà nghiên cứu ít để tâm, vì thế cuốn sách ra đời như một sự "cứu cánh" cho lớp trẻ đang hoang mang về cuộc đời mình.
Sách viết cho lứa tuổi từ 20 đến 30 tuổi, là độ tuổi mà con người mới bước chân vào cuộc sống với muôn vàn nỗi lo âu: Ta sẽ làm gì? Ở đâu và sẽ như thế nào? Đôi khi lớp trẻ không biết mình sẽ đi đâu về đâu, và đó cũng chính là lúc khủng hoảng ập tới không báo trước.
Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên là sự đúc kết của hàng trăm cuộc đối thoại để rồi tác giả chọn ra những câu chuyện đặc biệt nhất để gửi tới độc giả. Sách gói gọn trong năm chương bao gồm các vấn đề về khủng hoảng cá nhân, gia đình và các mối quan hệ. Có thể các nhân vật đã giải quyết được vấn đề của mình, có thể không, tuy nhiên qua các ví dụ được đưa ra trong sách, độc giả sẽ thấy những gợi ý để giải quyết vấn đề của chính mình.
Trong buổi ra mắt sách, dịch giả Trần Cảnh Dương chia sẻ với khán giả về những khủng hoảng của riêng anh và cách anh vượt qua được thử thách để tìm thấy niềm đam mê của riêng mình. Anh cho biết mình đã đổi mười việc trong suốt mười năm, và gần đây mới nhận ra niềm đam mê của mình là dịch sách. Hiện tại, Trần Cảnh Dương đã dịch thành công 15 cuốn sách.
Trong buổi chia sẻ, nhiều ý kiến đã được đưa ra về khủng hoảng lứa tuổi thành niên. Trong độ tuổi mà các khía cạnh của cuộc sống như hôn nhân, nghề nghiệp hay đam mê, sứ mệnh... đều chưa rõ ràng, cá nhân dễ rơi vào vòng xoáy chán nản và bỏ dở tương lai của bản thân. Các vấn đề như bỏ bê việc học, đổ vỡ chuyện tình cảm, mơ hồ trong công việc... đều là khủng hoảng và cần các chuyên gia tư vấn giúp đỡ.Nhà tâm lý học Lan Anh cho rằng khủng hoảng là điều tất yếu trong cuộc sống. Nhưng quan trọng là mỗi cá nhân xử lý vấn đề của mình như thế nào: trốn tránh hay đối mặt để vượt qua khó khăn.
Sau khi nghe chia sẻ của lứa tuổi thành niên, các bậc học giả như GS.Chu Hảo, nhà giáo Phạm Toàn đã đưa ra nhiều lời khuyên giá trị cho lớp trẻ.
"Muốn giỏi, cần chăm chỉ". Đó là lời khuyên ngắn gọn của GS.Chu Hảo. Ông cho rằng con người chỉ đam mê những gì mình giỏi, và muốn giỏi thì không còn cách nào khác là chăm chỉ làm việc. Khi đó dẫu khủng hoảng nghề nghiệp có ập đến thì con người cũng biết dựa vào đam mê của bản thân để đứng lên và vượt qua sự mất cân bằng trong cuộc sống.
Nhà giáo Phạm Toàn cho rằng muốn vượt qua khủng hoảng thì mỗi người cần phải dám đối thoại chính bản thân mình. Đó là một việc khó, và muốn có thể tự vấn thì con người cần chăm chỉ rèn luyện cả thể chất lẫn tinh thần.
Khủng hoảng trong cuộc sống là điều tất yếu, mỗi cá nhân sẽ có các giai đoạn mất thăng bằng khác nhau. Điều quan trọng là khi có sự cố xảy đến, chúng ta cần nhận diện và tìm cách chế ngự chúng chứ không phải là buông xuôi bản thân. Ngoài ra con người cần nâng cao nhận thức, lấp đầy tri thức và vốn sống để có thể sống tốt hơn trong thế giới nhiều biến cố.