Combo 3 cuốn: Chánh niệm từng phút giây
Chánh niệm từng phút giây: Nấu yêu thương nuôi dưỡng nhiệm mầu
Chánh niệm là sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc và kéo dài khoảnh khắc đó vào miền vĩnh cửu của linh hồn. Kết nối một cách đầy ý nghĩa với lịch sử ẩm thực của con người có thể đem lại cảm giác về sự nhận thức mở rộng này.
Một trong những điều tử tế nhất mà chúng ta có thể làm cho bản thân là thực hiện một chuyến đi bộ chất lượng. Đi bộ là một trong những hoạt động tự nhiên nhất trên thế giới, giúp rèn luyện thân thể, kích thích trái tim và cải thiện hơi thở, đồng thời cũng giải phóng tâm trí để trở nên cởi mở, linh hoạt và mẫn cảm hơn. Cũng tương tự như một cơ bắp bị căng cứng, tâm trí cũng cần được thả lỏng nhẹ nhàng trước khi ngơi nghỉ để rồi chúng ta có thể tận hưởng được khoảnh khắc hiện tại và đối mặt với thực tế. Sau một chuyến đi bộ thành công, tâm trí ta tươi mới và tỉnh táo.
25 suy tưởng trong cuốn sách này giúp bạn khám phá ra cách đi bộ như thế nào để gia tăng mức độ nhận thức và cải thiện cuộc sống ý thức của mình; để khiến cho cuộc đi bộ trở nên thú vị hơn, bởi chúng ta dần hiểu được chỗ đứng của mình trong thế giới tự nhiên và để ý thức hơn với khoảnh khắc hiện tại. Những câu hỏi vốn ẩn phía sau tâm trí có thể được gợi lên: Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Tôi đang làm gì ở đây? Tôi đang đi đâu? Những chuyến đi bộ có thể chỉ là cuộc đi dạo nhẹ nhàng hằng ngày hoặc có thể mở rộng ra thành những chuyến đi được lên kế hoạch cẩn thận: Đưa chúng ta đi qua đường chân trời, xuôi theo dòng của một con sông lớn hay vượt lên trên những rặng núi và xuyên qua các cánh rừng.
Đây là cuốn sách nằm trong bộ “Chánh niệm từng phút giây”. Cuốn sách gợi mở những suy nghĩ mới về việc đi bộ – một trong những hoạt động thú vị nhất mà chúng ta thực hiện mỗi ngày – như một cách tiếp cận có “chánh niệm” hơn với cuộc sống.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Bước trên con đường Phật giáo
Gánh nặng của cái tôi
Bước trên những lối cũ
Ảo tưởng về sự vội vàng
Dành thời gian thở
Hít vào kiến thức
Tiếng chuông thiền định của giác ngộ
Chuyến đi bộ trong rừng
Con đường hành hương
Chuyến đi bộ dài
Một chuyến đi bộ với Mặt trăng và các vì sao
Sức mạnh sáng tạo của việc đi bộ
Quyền của con đường
Bạn không cô đơn trên thế giới này
Bạn không cần phải chinh phục đỉnh núi
Tìm kiếm sự tĩnh mịch trên đường đi
Ngã ba
Đi bộ cùng những người khác
Buông bỏ xáo trộn nội tâm
Đi bộ dọc sông và kênh đào
Khám phá thành phố
Mặt trời trên lưng bạn
Đi bộ trong thời tiết ẩm ướt
Trái đất dưới chân ta
Đi bộ với những chú voi
Bạn là một phần của tự nhiên xung quanh
Tác giả:
Adam Ford là một linh mục Anh giáo, hiện đã nghỉ hưu. Ông có bằng Thạc sĩ về tôn giáo Ấn Độ và thường xuyên thuyết giảng về Phật giáo và Ấn Độ giáo. Ông là tác giả của The Art of Mindful Walking (2011), Seeking Silence in a Noisy World (2011), Mindfulness & the Art of Urban Living (2013), và Galileo & The Art of Aging Mindful (2015).
Trích đoạn sách:
Một người bước đi chầm chậm theo bản năng qua một cái cây hay một khu rừng, như thể đang thám hiểm mặt đất thần thánh. Có quá nhiều thứ để tiếp nhận, các giác quan được cảnh báo từ mọi hướng – mùi của đất mùn và lá rữa, tiếng kêu ồn ào của một con bồ câu rừng, tiếng răng rắc của cành cây gãy khi một con vật giật mình, thoáng hiện ra trong một giây phút nơi ánh sáng mờ ảo, biến mất vào trong các bụi rậm.
Hãy tìm một nơi để dừng lại. Làm quen với khung cảnh. Cảm nhận kết cấu của một thân cây, vẻ nhẵn bóng của một cây sồi hay lớp vỏ xù xì, thô xốp của một cây củ tùng. Thở sâu và hít vào mùi của đất mùn trên mặt đất rừng. Nếu có thể, hãy tìm một nơi để ngồi, có thể là một khúc gỗ; hay nếu bạn may mắn và đang đi bộ trên con đường rừng trong công viên, có thể có một băng ghế dài. Đó sẽ là một chỗ tốt để thực hành hít thở chánh niệm. Cứ từ từ. Nhận biết bất cứ suy nghĩ phân tán hay phiền muộn nào mà bạn có thể có, nhận diện chúng và để chúng ra đi. Chú tâm vào không khí khi bạn hít vào chậm rãi, mở lá phổi của bạn ra rồi thở ra mà không cần cố gắng. Nhận biết bản thân đang hít thở giữa những cái cây.
Người ta thường nói về việc chinh phục một quả núi, cứ như thể quả núi đó là một đối thủ cần phải kiểm soát. Nhiều người leo núi nói theo cách này, nhìn các mỏm đá, vách đá, đỉnh núi và độ cao, độ xa như những thách thức về thể chất – tất nhiên điều này cũng tốt thôi. Cách tiếp cận các đỉnh núi khó leo của vùng đồi núi như vậy khơi dậy những nét tính cách tốt nhất, giúp phát triển kỹ năng và đôi khi là khả năng làm việc nhóm, thử thách nỗi sợ và khuyến khích năng lực tập trung vào các yêu cầu thực tế trong một số khoảnh khắc. Việc chinh phục này có thể là công việc nguy hiểm, nhưng cũng khích lệ sự hiểu biết về bản thân và nhận thức điểm mạnh và điểm yếu của một con người – và chắc chắn có liên quan đến một kiểu chánh niệm trong chính hành động này
Trong khi tuân thủ lời khuyên “Cố gắng không đi bộ và nói chuyện cùng một lúc”, chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội cho một cuộc trò chuyện nhỏ với một người qua đường. Những cuộc gặp gỡ này có thể chứa đựng điều gì đó đặc biệt và bất ngờ. Hai người hầu như không quen biết gặp nhau ở một cái cổng hay bậc thang; họ chia sẻ niềm vui thú khi đi bộ và nhận xét về sự ưu ái của thời tiết hay một cơn mưa đang đến gần. Mỗi người đều tận hưởng sự tạm ngừng và bắt đầu trò chuyện. Một cuộc gặp gỡ như vậy có thể rất thú vị và đáng nhớ. Sau tất cả, con người cũng là một phần của cuộc sống, của một thế giới mà chúng ta nên chú tâm vào – như những cái cây và đồi núi, bướm hay chim. Điểm khác biệt duy nhất là con người phức tạp và khó hiểu hơn rất nhiều khi mang theo thế giới bên mình.
Chánh niệm là sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc và kéo dài khoảnh khắc đó vào miền vĩnh cửu của linh hồn. Kết nối một cách đầy ý nghĩa với lịch sử ẩm thực của con người có thể đem lại cảm giác về sự nhận thức mở rộng này.
Một trong những điều tử tế nhất mà chúng ta có thể làm cho bản thân là thực hiện một chuyến đi bộ chất lượng. Đi bộ là một trong những hoạt động tự nhiên nhất trên thế giới, giúp rèn luyện thân thể, kích thích trái tim và cải thiện hơi thở, đồng thời cũng giải phóng tâm trí để trở nên cởi mở, linh hoạt và mẫn cảm hơn. Cũng tương tự như một cơ bắp bị căng cứng, tâm trí cũng cần được thả lỏng nhẹ nhàng trước khi ngơi nghỉ để rồi chúng ta có thể tận hưởng được khoảnh khắc hiện tại và đối mặt với thực tế. Sau một chuyến đi bộ thành công, tâm trí ta tươi mới và tỉnh táo.
25 suy tưởng trong cuốn sách này giúp bạn khám phá ra cách đi bộ như thế nào để gia tăng mức độ nhận thức và cải thiện cuộc sống ý thức của mình; để khiến cho cuộc đi bộ trở nên thú vị hơn, bởi chúng ta dần hiểu được chỗ đứng của mình trong thế giới tự nhiên và để ý thức hơn với khoảnh khắc hiện tại. Những câu hỏi vốn ẩn phía sau tâm trí có thể được gợi lên: Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Tôi đang làm gì ở đây? Tôi đang đi đâu? Những chuyến đi bộ có thể chỉ là cuộc đi dạo nhẹ nhàng hằng ngày hoặc có thể mở rộng ra thành những chuyến đi được lên kế hoạch cẩn thận: Đưa chúng ta đi qua đường chân trời, xuôi theo dòng của một con sông lớn hay vượt lên trên những rặng núi và xuyên qua các cánh rừng.
Đây là cuốn sách nằm trong bộ “Chánh niệm từng phút giây”. Cuốn sách gợi mở những suy nghĩ mới về việc đi bộ – một trong những hoạt động thú vị nhất mà chúng ta thực hiện mỗi ngày – như một cách tiếp cận có “chánh niệm” hơn với cuộc sống.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Bước trên con đường Phật giáo
Gánh nặng của cái tôi
Bước trên những lối cũ
Ảo tưởng về sự vội vàng
Dành thời gian thở
Hít vào kiến thức
Tiếng chuông thiền định của giác ngộ
Chuyến đi bộ trong rừng
Con đường hành hương
Chuyến đi bộ dài
Một chuyến đi bộ với Mặt trăng và các vì sao
Sức mạnh sáng tạo của việc đi bộ
Quyền của con đường
Bạn không cô đơn trên thế giới này
Bạn không cần phải chinh phục đỉnh núi
Tìm kiếm sự tĩnh mịch trên đường đi
Ngã ba
Đi bộ cùng những người khác
Buông bỏ xáo trộn nội tâm
Đi bộ dọc sông và kênh đào
Khám phá thành phố
Mặt trời trên lưng bạn
Đi bộ trong thời tiết ẩm ướt
Trái đất dưới chân ta
Đi bộ với những chú voi
Bạn là một phần của tự nhiên xung quanh
Tác giả:
Adam Ford là một linh mục Anh giáo, hiện đã nghỉ hưu. Ông có bằng Thạc sĩ về tôn giáo Ấn Độ và thường xuyên thuyết giảng về Phật giáo và Ấn Độ giáo. Ông là tác giả của The Art of Mindful Walking (2011), Seeking Silence in a Noisy World (2011), Mindfulness & the Art of Urban Living (2013), và Galileo & The Art of Aging Mindful (2015).
Trích đoạn sách:
Một người bước đi chầm chậm theo bản năng qua một cái cây hay một khu rừng, như thể đang thám hiểm mặt đất thần thánh. Có quá nhiều thứ để tiếp nhận, các giác quan được cảnh báo từ mọi hướng – mùi của đất mùn và lá rữa, tiếng kêu ồn ào của một con bồ câu rừng, tiếng răng rắc của cành cây gãy khi một con vật giật mình, thoáng hiện ra trong một giây phút nơi ánh sáng mờ ảo, biến mất vào trong các bụi rậm.
Hãy tìm một nơi để dừng lại. Làm quen với khung cảnh. Cảm nhận kết cấu của một thân cây, vẻ nhẵn bóng của một cây sồi hay lớp vỏ xù xì, thô xốp của một cây củ tùng. Thở sâu và hít vào mùi của đất mùn trên mặt đất rừng. Nếu có thể, hãy tìm một nơi để ngồi, có thể là một khúc gỗ; hay nếu bạn may mắn và đang đi bộ trên con đường rừng trong công viên, có thể có một băng ghế dài. Đó sẽ là một chỗ tốt để thực hành hít thở chánh niệm. Cứ từ từ. Nhận biết bất cứ suy nghĩ phân tán hay phiền muộn nào mà bạn có thể có, nhận diện chúng và để chúng ra đi. Chú tâm vào không khí khi bạn hít vào chậm rãi, mở lá phổi của bạn ra rồi thở ra mà không cần cố gắng. Nhận biết bản thân đang hít thở giữa những cái cây.
Người ta thường nói về việc chinh phục một quả núi, cứ như thể quả núi đó là một đối thủ cần phải kiểm soát. Nhiều người leo núi nói theo cách này, nhìn các mỏm đá, vách đá, đỉnh núi và độ cao, độ xa như những thách thức về thể chất – tất nhiên điều này cũng tốt thôi. Cách tiếp cận các đỉnh núi khó leo của vùng đồi núi như vậy khơi dậy những nét tính cách tốt nhất, giúp phát triển kỹ năng và đôi khi là khả năng làm việc nhóm, thử thách nỗi sợ và khuyến khích năng lực tập trung vào các yêu cầu thực tế trong một số khoảnh khắc. Việc chinh phục này có thể là công việc nguy hiểm, nhưng cũng khích lệ sự hiểu biết về bản thân và nhận thức điểm mạnh và điểm yếu của một con người – và chắc chắn có liên quan đến một kiểu chánh niệm trong chính hành động này
Trong khi tuân thủ lời khuyên “Cố gắng không đi bộ và nói chuyện cùng một lúc”, chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội cho một cuộc trò chuyện nhỏ với một người qua đường. Những cuộc gặp gỡ này có thể chứa đựng điều gì đó đặc biệt và bất ngờ. Hai người hầu như không quen biết gặp nhau ở một cái cổng hay bậc thang; họ chia sẻ niềm vui thú khi đi bộ và nhận xét về sự ưu ái của thời tiết hay một cơn mưa đang đến gần. Mỗi người đều tận hưởng sự tạm ngừng và bắt đầu trò chuyện. Một cuộc gặp gỡ như vậy có thể rất thú vị và đáng nhớ. Sau tất cả, con người cũng là một phần của cuộc sống, của một thế giới mà chúng ta nên chú tâm vào – như những cái cây và đồi núi, bướm hay chim. Điểm khác biệt duy nhất là con người phức tạp và khó hiểu hơn rất nhiều khi mang theo thế giới bên mình.
Từ lịch sử thú vị của việc nấu ăn, cách chế biến và phong vị địa phương của những cách nấu, cuốn sách đem đến cho người đọc một góc nhìn mới, thảnh thơi và chậm rãi hơn, giúp hoạt động nấu ăn cũng đem lại cho người thực hiện một tâm thế nhẹ nhàng, thư giãn và sâu sắc hơn.
Chánh niệm là sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc và kéo dài khoảnh khắc đó vào miền vĩnh cửu của linh hồn. Kết nối một cách đầy ý nghĩa với lịch sử ẩm thực của con người có thể đem lại cảm giác về sự nhận thức mở rộng này.
Đầu bếp là những người thực hành và cảm nhận từ thực tế – nhưng không hẳn là những người có nhiều thời gian để thiền định hay nhận biết hơi thở. Chánh niệm trong nấu ăn có thể là một nguyên liệu quan trọng hơn bất cứ gia vị nào – ví dụ như muối. Những bếp trưởng thành công nhất là những người có sự tỉnh thức trong việc nấu nướng, nhưng họ không gọi hành động đó của bản thân là việc làm có chánh niệm. Nhưng dù hoạt động nấu ăn có thu hút được những người biết cảm nhận thực tế hay không, hoặc là có những người muốn trở nên thực tế thông qua việc nấu nướng, thì đó cũng không phải là vấn đề. Có một thực tế là, những lúc nấu nướng là cơ hội lý tưởng để chúng ta thoát khỏi cái bẫy về niềm hạnh phúc do tâm trí mình đặt ra; và cho phép chúng ta thêm vào trong mình những điều tích cực. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thứ mà ta nấu; và cũng chính việc nấu nướng cũng tác động tới nhiều điều. Để tâm trí được gợn những suy nghĩ, lưu ý tới mọi điều như vậy sẽ mở ra một cái nhìn hoàn toàn mới, thay vì chỉ nhìn thấy một quá trình nấu nướng duy nhất. Làm như vậy, tâm trí sẽ làm phong phú thêm cho khoảnh khắc của chúng ta và tạo dựng một nhận thức toàn diện về những gì bản thân đang làm.
Cuốn sách nhẹ nhàng này sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn ngay cả khi bạn đang nấu nướng. Khi thay đổi góc nhìn, tâm thế của chúng ta cũng sẽ thay đổi theo. Đây là cuốn sách nằm trong bộ “Chánh niệm từng phút giây”. Cuốn sách gợi mở những suy nghĩ mới về nấu ăn – một trong những hoạt động thú vị nhất mà chúng ta thực hiện mỗi ngày – như một cách tiếp cận có “chánh niệm” hơn với cuộc sống.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Thức ăn chậm trong một thế giới nhanh
Một lịch sử ẩm thực sâu sắc
Kết nối với chu kỳ của tự nhiên
Hành trình
Đóng gói và mở gói
Nghệ thuật nuôi dưỡng
Trái tim của mọi ngôi nhà
Cảm nhận qua mọi giác quan
Con công ở trong bếp
Ăn uống lành mạnh
Linh hoạt
Lễ kỷ niệm
Liệu chúng ta có trở thành những gì chúng ta ăn?
Nghĩ về gluten và đường
Bước trên con đường vững chắc
của nông nghiệp hữu cơ
Nêm gia vị theo lí trí
Ăn trong chánh niệm
Tiết lộ về siêu thực phẩm
Cắt giảm đồ dùng thừa thãi
Mài sắc con dao và cuộc sống
Kiên nhẫn, nguyên liệu quan trọng nhất
Suy nghĩ về lãng phí thức ăn
Nhìn thấy sự toàn hảo trong cái bất toàn
Đón nhận lòng biết ơn
Niềm vui của nấu ăn
Bày biện: Trau dồi sự giản đơn
Tác giả:
Julia Ponsonby hiện là Trưởng bộ phận Thực phẩm tại Đại học Schumacher. Cô là tác giả của Gaia Kitchen, đã giành được giải thưởng Gourmand World Cookbook Awards cho sách nấu ăn chay hay nhất.
Trích đoạn sách:
Tua nhanh nhiều nghìn năm để đến thế kỷ gần nhất, một nền ẩm thực mới đã lan rộng trên sải cánh của toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa cho phép con người ở khắp nơi trên thế giới kết nối với những bữa ăn truyền thống yêu thích từ mọi ngõ ngách của Trái đất – khái niệm về chế độ ăn uống dựa trên các nguyên liệu có nguồn gốc địa phương và mang tính tập tục giờ đây bị đảo ngược, và những món ăn đặc trưng vùng miền bị biến thành món hàng quốc tế. Chúng ta tìm thấy sushi, pasta, pizza và cà ri trong những cái “tổ” mọi quốc gia. Ngày xưa, những “quả trứng tu hú” như vậy được coi là “đặc sản” địa phương, hầu như chỉ tồn tại ở các quốc gia xuất xứ của chúng. Ngày nay, những nơi bị văn hóa kiểu phương Tây chạm vào, thì bất kỳ ai cũng có thể thưởng thức chúng; những dòng mạch chung được tạo nên, liên kết những con người riêng biệt.
Khi chúng ta sử dụng những tạo vật của các mùa, chúng ta không chỉ tham gia vào một quy trình hay phong cách nấu ăn: Chúng ta đang tham gia vào một cách sống và mở rộng tầm mắt tới các chu kỳ của vũ trụ quanh mình. Chúng ta đang vận hành đồng bộ với những chu kỳ của tự nhiên: Niềm vui song hành cùng sự hồi sinh khi mùa xuân đến; và cảm giác không trọn vẹn, đủ đầy tương ứng với cú đấm của bóng tối vào mùa đông. Ngay khi không kết nối món ăn của mình với sản vật địa phương và theo mùa, chúng ta sẽ đánh mất điều gì đó. Bằng việc tiến vào một cái siêu thị – nơi mọi thứ mà mình nấu và ăn được chiếu sáng bởi thứ ánh sáng đèn điện chói chang của một cửa hàng lớn – chúng ta có nguy cơ mất đi sự kết nối với tự nhiên. Vâng, chúng ta có thể mua dâu tây trong suốt những tháng mùa đông, nhưng điều này có ích lợi gì nếu hương vị đã bị hủy hoại bởi cảm giác mệt mỏi mà nó gợi lên sau một hành trình dài trong bọc nhựa? Tốt hơn là hãy chờ đợi các lễ vật của mùa mới, khi hương vị tuyệt vời của một quả mọng tươi với vẻ hấp dẫn, thuần khiết sẽ nhanh chóng chinh phục chúng ta.
Dù sao thì, là một đầu bếp, ưu tiên số một của tôi luôn luôn là hương vị thật ngon của thức ăn, tôi cũng đánh giá cao những lúc không cần phải vội vàng và chú ý đến một cách cẩn thận vẻ bề ngoài của mọi thứ. Điều này không chỉ liên quan đến sự xuất hiện của các thành phần riêng lẻ của bữa ăn mà còn là cách thức mọi thứ được xếp đặt cùng với nhau và sự lựa chọn bát, đĩa và khay đựng đồ ăn được mang ra bàn một cách cẩn thận, tạo nên một bữa tiệc cho đôi mắt của chúng ta.
Thông tin về cuốn sách:
Tên sách |
Chánh niệm từng phút giây: Nấu yêu thương nuôi dưỡng nhiệm màu |
Tác giả |
Julia Ponsonby |
Giá |
109.000đ |
Số trang |
160 trang |
Nhà xuất bản |
Lao động |
Khổ |
13 x 18,5cm |
Barcode |
8935280911673 ISBN: 978-604-360-626-3 |
Trọng lượng |